Giấy quỳ tím là gì?
Quỳ tím (giấy quỳ) là giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm) Roccella và Dendrographa; có màu gốc ban đầu là màu tím, được sử dụng trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm độ pH.
Khái niệm pH là khái niệm để chỉ phương pháp định lượng nhằm xác định tính acid hoặc base của một dung dịch. pH được tính toán dựa trên nồng độ hydro (hydrogen concentration) tồn tại trong dung dịch.
Cũng có thể hiểu rằng giấy quỳ tím được sử dụng để đo độ pH của các chất hóa học, qua đó phân loại và mức độ của các chất đó dựa theo bảng độ chia pH. Quỳ tím sử dụng rất thuận tiện và cho kết quả phân loại chất hóa học cực nhanh. Bên cạnh đó quỳ tím ẩm còn dùng để phân biệt các loại khí. Trong điều kiện trung tính thì màu chính xác của giấy quỳ là màu tím.
Khái niệm giấy quỳ tím không còn xa lạ gì với chúng ta
Nguồn gốc của giấy quỳ tím
Theo các chuyên gia khoa học, thì giấy quỳ tím được tìm ra từ rất sớm được thầy thuốc người Tây Ban Nha là Arnaldus de Villa Nova (~1240-1311) sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1300. Từ thế kỷ 16 trở đi, khi thông tin về phương pháp sản xuất quỳ được phổ biến thì thuốc nhuộm màu xanh lam được chiết từ một số loài địa y như Leuconora tartarea và Rocella tinctoria được sản xuất ở quy mô công nghiệp, đặc biệt là tại Hà Lan với các nhãn hiệu Bergmoos và Klippmoos để xuất khẩu. Năm 1704, nó được đặt tên gọi trong tiếng Hà Lan là lakmoes – từ leg (nhỏ giọt) và mus (cháo) trong ngữ hệ Ấn-Âu, phản ánh phương pháp sản xuất nó bằng cách chiết nhỏ giọt địa y nghiền vụn như cháo. Tên gọi là tiền đề cho các tên gọi trong một số ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh litmus, tiếng Đức lackmus, tiếng Nga лакмус.
Năm 1640, các nhà thực vật học mô tả một loại thuốc nhuộm thu được từ loài thực vật có hương thơm với hoa màu tím tía là vòi voi (Heliotropium spp.). Ban đầu các nhà hóa học sử dụng nó làm chất chỉ thị (do trong dung dịch axit nó chuyển thành màu đỏ, còn trong dung dịch kiềm thì nó chuyển thành màu xanh lam. Ban đầu quỳ được dùng chủ yếu để nghiên cứu nước khoáng, nhưng kể từ thập niên 1670 thì các nhà hóa học đã quan tâm tới nó nhiều hơn. Do tại Pháp thì quỳ cô lập từ Heliotropium được các nhà hóa học sử dụng rộng rãi nên một tên gọi khác cho quỳ được chấp nhận tại Pháp là tournesol – theo tên gọi trong tiếng Pháp cho Heliotropium. Muộn hơn thì toàn bộ bột quỳ được sản xuất theo cách thức rẻ tiền hơn là thu từ địa y.
Quỳ tím có nguồn gốc từ rất lâu đời
Quy trình sản xuất giấy quỳ tím
Vì là giấy nên giấy quỳ tím được sản xuất cũng như cách sản xuất các loại giấy khác. Nguyên liệu chính vẫn là gỗ. Từ gỗ ban đầu, qua các công đoạn nghiền, phối trộn bột, xay, cán mỏng, sấy…để tạo ra giấy thì điều đặc biệt để tạo ra được quỳ tím là khi sản xuất sẽ trộn thêm hoạt chất quỳ vào bột giấy và sấy khô để được giấy quỳ là thành phẩm mà chúng ta sử dụng. Có những loại giấy quỳ phổ biến trên thị trường sau:
Là giấy quỳ được sử dụng trong phòng thí nghiệm, khi nhúng vào dung dịch thí nghiệm, nếu giấy quỳ đỏ chuyển xanh màu thì đó là dung dịch trong điều kiện cơ bản, còn nếu giấy quỳ đỏ chuyển màu thì đó là dung dịch có tính acid.
Giấy quỳ được chia làm hai loại: xanh và đỏ.
Giấy quỳ đỏ
Giấy quỳ tím đỏ được sản xuất bằng cách xử lý giấy trơn và một loại thuốc nhuộm màu đã được ngâm bởi một lượng axit sulfuric loãng vừa đủ và được sấy khô bằng cách tiếp xúc với không khí.
Giấy quỳ xanh
Khi nhúng giấy quỳ xanh vào dung dịch thí nghiệm, giấy quỳ xanh sẽ chuyển sang màu đó nếu dung dịch có tính acid, còn sẽ giữ nguyên màu nếu dung dịch ở điều kiện cơ bản. Giấy quỳ xanh thường được sử dụng để thử các loại acid và giấm.
Ứng dụng của quỳ tím
Chỉ cần một mẩu giấy quỳ nhỏ, người ta có thể biết dung dịch mình đang sử dụng có tính acid hay bazơ một cách nhanh chóng (chỉ mất vài phần trăm giây), và độ mạnh yếu của tính acid/bazơ (một cách tương đối) dựa vào sự thay đổi đậm nhạt của màu sắc: nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó trung tính, nếu ngả sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm, nếu chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó mang tính axit
Ngoài ra, giấy quỳ ẩm (giấy quỳ cho thấm ướt bởi nước cất) còn có thể được ứng dụng để kiểm tra tính axit/bazơ của các loại khí (như H2S, SO3…). Một ưu điểm rõ ràng khác của giấy quỳ nữa là giá thành rẻ của nó so với các chỉ thị pH khác.
PH là một thông số quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học. Các tế bào trong cơ thể sinh vật sống đều có một khoảng pH (pH scale) nhất định, chỉ cần sự thay đổi dù nhỏ giá trị pH của môi trường đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của chúng. Do đó việc xác định mức độ pH là rất cần thiết.
Ứng dụng quan trọng nhất của quỳ tím là dùng để đo độ pH
Mua giấy quỳ tím ở đâu?
Trên thị trường đang có rất nhiều nơi bán giấy quỳ tím, nhưng về chất lượng hay giá thành thì không thể xác định rõ ràng. Đâu là nơi bán quỳ tím uy tín, đâu là nơi bán quỳ tím cho kết quả chính xác. Việc tìm mua được giấy quỳ tím chất lượng cao, giá hợp lý rất quan trọng đối với các thí nghiệm hóa học. Các bạn có thể mua tại các cơ sở y tế, các trung tâm nghiên cứu khoa học để không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Giấy quỳ tím có nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt trong các phòng thí nghiệm. Những ưu điểm của sản phẩm này đã đóng góp rất nhiều trong sự thành công của khoa học hiện đại.