BỆNH WHITE PATCH DISEASE (WPD) – HCVMNA
Bệnh White Patch Disease do vi khuẩn Bacillus cereus trên tôm Litopenaeus vannamei.
Tôm Litopenaeus vannamei nuôi thâm canh tại Ấn Độ đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng do một loại bệnh vi khuẩn mới gọi là bệnh White Patch Disease (WPD). Tôm chết từ từ hàng ngày và khi bệnh bùng phát tôm có thể chết tới 70% trong vòng chỉ 3-5 ngày. Triệu chứng chính là xuất hiện các mảng trắng đục trên vỏ đầu, hoại tử, có màu trắng xanh, giảm ăn, cơ và đuôi màu trắng nhạt. Trên tôm bị nhễm bệnh phát hiện các vi khuẩn hình que. Xác định gen cũng khẳng định rằng tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus cereus. Đây là loại vi khuẩn gram dương, là một loại vi khuẩn hình que, có khả năng sinh bào tử.
Bacillus cereus là loại vi khuẩn hiếu khí và kị khí tùy nghi. Sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ 5-50 độ C, tối ưu 35-40 độ C; pH 4,5-9,3, thích hợp 7-7,2.
Vi khuẩn Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, là một trong những căn nguyên vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm quan trọng.
Vi khuẩn Bacillus cereus có thể sản sinh 2 loại độc tố:
Type 1: Độc tố gây tiêu chảy – Diarrhoed toxin: nhiễm trên thịt, rau quả, gia vị. Bản chất độc tố là một loại protein gây hủy hoại biểu bì và niêm mạc ruột, gây tiêu chảy.
Type 2: Độc tố gây nôn mửa – Emetic toxin: nhiễm trong gạo, đậu, cơm nguội. Bản chất độc tố là phospholipit có tính ổn định cao không bị phân hủy ở nhiệt độ cao và dịch dạ dày.
Vi khuẩn Bacillus cereus còn có enzyme hemolyzin là một protein gây độc mạnh có thể gây chết người.
>>Tham khảo: Một số sản phẩm xử lý nước và các men vi sinh giúp cho tôm phát triển