BỆNH DO VI BÀO TỬ TRÙNG MICROSPORIDIAN – HCVMNA
DẤU HIỆU LÂM SÀNG
Tôm được phát hiện nhiễm vi bào tử trùng microsporidian lần đầu vào giai đoạn 15 – 20 sau khi thả giống trong ao nuôi thịt. Tôm nhiễm bệnh có nhiều phần trên cơ thể chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. Khi tôm lớn dấu hiệu lâm sàng này càng dễ dàng quan sát hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân. Tuy nhiên, vài con cũng bị đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể. Những đám, vệt lớn màu trắng đục trên những con tôm bị nhiễm bệnh cho thấy chúng thay thế cơ thịt cũng như những cơ quan khác như gan tụy, dạ dày và cơ quan bạch huyết (Lymphoid organ).
SỰ THAY ĐỔI MÔ BỆNH HỌC CỦA TÔM BỊ NHIỄM VI BÀO TỬ TRÙNG
Sự thay đổi mô bệnh học trên những con tôm bị bệnh từ hệ gan tụy và cơ thịt của nhóm tôm bị nhiễm bệnh sau 30 ngày thả nuôi cho thấy những đám màu trắng lớn của vi bào tử trùng microsporiadian dần dần thay thế hệ gan tụy và các cơ quan khác bao gồm dạ dày và phần cơ bụng trong khi nhóm những con tôm bị nhiễm vi bào tử trùng ở phần cơ cho thấy cơ bị thay thay thế dần bởi vi bào tử trùng. Ở giai đoạn 45, 60, 75, 90, 105 và 120 ngày tuổi thay đổi mô bệnh học cho thấy sự lây nhiễm vi bào tử trùng càng trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng gần như thay thế hoàn toàn hệ gan tụy. Ống gan tụy của những con tôm bị nhiễm bệnh nặng bị giãn rộng và hoại tử.
Việc kiểm tra, kiểm soát mầm bệnh từ tôm giống là hết sức quan trọng. Ở cơ sở nuôi tôm, công tác chuẩn bị ao có vai trò rất quan trọng trong việc phòng bệnh do EHP có sức chống chịu cực tốt đối với các phương pháp khử trùng thông thường nên rất khó để loại thải mầm bệnh ra khỏi hệ thống. Có nghiên cứu cho rằng EHP có thể tồn tại sau khi đã xử lý chlorin ở 100 ppm, đồng thời cũng có khuyến cáo cho rằng nên sử dụng vôi nóng (CaO) xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11 – 12 để làm chết mầm bệnh EHP.
Bệnh vi bào tử (Microsporidosis) gây ra bởi ký sinh trùng Microsporidian đã được báo cáo trên rất nhiều loài tôm penaied (Sprague và Couch, 1971; Newman và các tác giả khác, 1976). Lightner (1996) đã liệt kê 11 loài tôm penaeid có tầm quan trọng về phương diện kinh tế trên thế giới bị lây nhiễm các ký sinh trùng vi bào tử thuộc các giống Ameson, Agmasonma và Pleitophora. Các ký sinh trùng vi bào tử của tôm penaeid đã được báo cáo tiểu sử từ nhiều vùng. Agmasoma penaei là ký sinh trùng trên Penaeus monodon và Fenneropenaeus merguiensis từ các ao ở Thái Lan (ban đầu xác nhận bởi Hazard và Oldacre, 1975) (Flegel và các tác giả khác, 1992), tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan (Donyadol và các tác giả khác, 1992), và P. notialis và P. monodon ở Senegal (Clorilde-Ba & Toguebaye 1994, 2000).
>>Tham khảo: Một số sản phẩm xử lý nước và các men vi sinh giúp cho tôm phát triển